Liên quan Hậu_truyện

Tiền truyện

Bài chi tiết: Tiền truyện

"Tiền truyện" kể về các sự việc xảy ra trước các sự kiện trong tác phẩm ban đầu (tiếng Anh: prequel)[5] Cách làm này có thể giải quyết được một số vấn đề với cốt truyện sau do phải chịu tác động từ những hậu quả từ cốt truyện trước (như cái chết của một nhân vật quan trọng). Tuy nhiên, đây cũng là một thử thách khi người viết phải tìm cách duy trì được sự hấp dẫn và tính lôi cuốn của mạch truyện khi đoạn kết của câu chuyện đã được biết trước rồi (qua tác phẩm gốc ban đầu), do đó các tác phẩm này thường chú trọng đến sự liên hệ giữa các nhân vật hoặc cho thấy các nhân vật và tình huống của tác phẩm gốc đã phát triển như thế nào. Một số ví dụ về các prequel bao gồm Butch and Sundance: The Early Days, được công nhận là một trong những prequel phim đầu tiên, và bộ ba prequel phim Chiến tranh giữa các vì sao.

Liên trung truyện

Trong trường hợp đã có hai hoặc nhiều hơn hai tác phẩm hoàn chỉnh được phát hành, một Liên trung truyện (tiếng Anh: Interquel) sẽ kể về các sự kiện diễn ra trong khoảng thời gian nằm ở giữa hai tác phẩm này, bắc cầu nối hai cốt truyện đó với nhau.[6] Chẳng hạn, có hai cuốn tiểu thuyết đã xuất bản lần lượt kể về số phận của một công ty vào năm 2001 và 2010, thì trung truyện của hai cuốn tiểu thuyết này sẽ kể về số phận của công ty trên trong khoảng thời gian từ 2002-2009. Do đó, nó sẽ là hậu truyện của tác phẩm này, đồng thời là tiền truyện của tác phẩm kia. Ví dụ, trò chơi điện tử Kingdom Hearts 358/2 Days được phát hành sau Kingdom HeartsKingdom Hearts II, nhưng lấy bối cảnh trong khoảng thời gian giữa hai trò chơi này. Các liên trung truyện thường là tác phẩm phụ trợ dưới một hình thức xuất bản/truyền thông khác (so với hai tác phẩm ban đầu), hơn là những tác phẩm trong một series phổ biến. Ví dụ, tiểu thuyết The Godfather Returns lấy bối cảnh trong khoảng thời gian giữa hai phim The GodfatherThe Godfather Part II.

Hậu trung truyện

Một Hậu trung truyện (tiếng Anh: Midquel) là một dạng hậu truyện, lấy bối cảnh ở một khoảng thời gian còn trống nằm trong một tác phẩm hoàn chỉnh trước đó.[7] Ví dụ, cuốn sách thuộc tập Biên niên sử Narnia, The Horse and His Boy lấy bối cảnh trong khi những đứa trẻ nhà Pevensie đang tại vị, và những sự kiện trong cuốn sách này xảy ra trước sự việc kết thúc của cuốn The Lion, the Witch and the Wardrobe. Một ví dụ khác là phim Bambi II, bắt đầu ở thời điểm mẹ nai con qua đời trong phim Bambi nhưng diễn ra trước những cảnh sau đó của Bambi khi nó đã trở thành người lớn. Trong phim Người đẹp và quái thú, có một phân cảnh ở giữa phim tái hiện cảnh Belle và Quái thú trong những ngày đông tháng giá. Phần tiếp giữa Người đẹp và quái thú: Giáng sinh kỳ diệu lấy bối cảnh ở ngay chính mùa đông này, tức là nằm ở giữa dòng thời gian của bộ phim ban đầu.

Tác phẩm song song

Trong một tác phẩm song song (tiếng Anh: Parallel), giống như tiền truyện, tác giả không chỉ tập trung vào kết quả mà còn vào các nhân vật và những chi tiết chưa được hé lộ trước đây.[8] Ví dụ, Ender's Shadow kể lại các tình tiết giống trong cuốn tiểu thuyết trước đó Ender's Game từ điểm nhìn của một nhân vật phụ trong truyện gốc[9].

Trong một Vũ trụ điện ảnh như Vũ trụ điện ảnh Marvel, các loạt tác phẩm về mỗi nhân vật cũng có thể coi là tác phẩm song song (parallel) của nhau. Ví dụ, loạt tác phẩm bộ ba (trilogy) về Iron Man hay Captain America, Thor,... sẽ là parallel của nhau, xảy ra song song trong cùng một thế giới.

Tác phẩm tiếp nối tinh thần

Tác phẩm tiếp nối tinh thần (tiếng Anh: Spiritual successor) là một loại hình tác phẩm sáng tạo, về mặt chức năng, nó giống với một tác phẩm đã ra mắt trước đó, nhưng lại không được chính thức gọi là hậu truyện.[10]

Tác phẩm đồng hành

Tác phẩm đồng hành (tiếng Anh: Companion piece) là một loại hình tác phẩm sáng tạo có liên quan và bổ sung cho một tác phẩm khác.[11] Mặc dù một tác phẩm đồng hành không nhất thiết phải lấy bối cảnh trong cùng một "không gian" như người tiền nhiệm của mình, nó phải theo sát những chủ đề và ý tưởng nhất định đã được đề ra ở tác phẩm gốc. Tác giả của các tác phẩm đồng hành cũng phải "có chủ ý" đặt tác phẩm này bên cạnh hoặc trong cùng một ngữ cảnh với tác phẩm trước đó. Các ví dụ của thể loại này là Letters from Iwo Jima, tác phẩm đồng hành của Clint Eastwood với bộ phim trước đó của ông Flags of Our Fathers.

Tác phẩm tái khởi động

Về mặt chuyên môn, một tác phẩm tái khởi động (tiếng Anh: Reboot) không phải là hậu truyện. Nó có nghĩa rằng tính liên tục của một thương hiệu được khởi động lại từ đầu, và/hoặc các thành phần trong đó có thể được thay đổi đáng kể nhằm thích ứng với sự liên tục của series đó.[12] Các ví dụ của thể loại này bao gồm Batman series phim so với Batman Begins, bộ phim The Amazing Spider-Man thuộc series phim Người Nhện, series phim Star Trek so với Star Trek (2009), Star Trek Into Darkness (2013) và The Pink Panther (2006) và The Pink Panther 2 (2009). Trong truyền hình, series truyền hình năm 2004 Battlestar Galactica được gọi là một "sự tái tưởng tượng" so với series gốc năm 1978.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Hậu_truyện http://www.boxofficemojo.com/franchises/ http://www.callitlikeiseeit.com/?p=230 http://books.google.com/books?id=D6WuYsIDyOYC&pg=P... http://books.google.com/books?id=SACEMt2Yd3sC&pg=P... http://books.google.com/books?id=VJ1vcmaOd7wC&pg=P... http://www.hatrack.com/osc/books/endersshadow/ende... http://www.merriam-webster.com/dictionary/companio... http://www.nytimes.com/1991/03/12/movies/sequels-o... http://dictionary.reference.com/browse/interquel http://www.slate.com/id/2119701/